Sự phát triển thai nhi tuần 36 và những thay đổi của cơ thể mẹ bầu

 Khi bé thêm một tuần nữa, cụ thể là sự phát triển thai nhi tuần 36, các bé sẽ nặng khoảng 2,6kg và dài khoảng 47-52cm. Bé đã lớn hơn nhiều và sẵn sàng để được chào đời.



Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg?

Giai đoạn này, với sự phát triển thai nhi tuần 36, các bé sẽ nặng khoảng 2,6 kg. Cũng có bé khá nặng gần 3kg. Càng gần ngày sinh các bé càng lớn, bụ bẫm, mập mạp và đáng yêu với làn da hồng hào.

Sẽ rất nhanh thôi là bé ra đời nên hình ảnh của thai nhi khá giống với những em bé sơ sinh. Cân nặng cũng như chiều dài cơ thể gần với kích thước thực tế của bé khi chào đời. Với kích thước này, bé sẽ khó khăn khi vận động trong bụng mẹ, vì thế, bé sẽ nằm cuộn mình lại hình chữ C.

Lúc này, cơ thể bé di chuyển xuống dưới hơn nữa nên các mẹ thở dễ dàng hơn. Các mẹ chú ý về co thắt tử cung để nếu có sinh non thì cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. Các mẹ nên đi khám hàng tuần để cập nhật thông tin liên tục.

Kích thước thai nhi 36 tuần tuổi

Khi bé 36 tuần tuổi, bé dài khoảng 50-52cm. Chiều dài này các mẹ có thể thấy dài gần 2 bàn tay người lớn.

Khám phá sự phát triển thai nhi tuần 36

Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi

Đây là những chỉ số cơ bản nhất của sự phát triển thai nhi tuần 36, các mẹ đọc để biết được sự phát triển của thai nhi nhé:

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm.

Chiều dài xương đùi (FL): 66- 77mm, trung bình 68mm.

Chu vi vòng bụng (AC): 285-361mm, trung bình 324mm.

Chu vi vòng đầu (HC): 310-348mm, trung bình 329mm.

Cân nặng ước tính (EFW): 2360-3327g, trung bình 2844 g.

Thai nhi 36 tuần tuổi biết làm gì?

Khi thai nhi đã đến 36 tuần tuổi, bé có nhiều vận động và đặc biệt là các bộ phận hoạt động nhiều để cơ thể thích nghi. Các mẹ cùng xem dưới đây để biết rõ hơn về sự phát triển thai nhi tuần 36 qua các hoạt động của bé nhé:

Ngủ: bé ngủ khá thính và ngủ nhiều. Mỗi lần ngủ bé sẽ ngủ khoảng 1 tiếng, sau đó thức giấc rồi lại ngủ tiếp.

Nấc: bé có thể nấc và mẹ có thể nghe thấy tiếng pop pop. Việc nấc nhiều hay ít không có chỉ số cụ thể mà tùy thuộc vào từng thai nhi.

Mút ngón tay: các bé có thói quen mút ngón tay, thú vui của nhiều thai nhi mà các mẹ có thể gặp. Ngoài mút tay thì bé cũng có cách giải trí khác như sờ cơ thể ( tay, chân đầu,…)

Chớp mắt liên tục: bé nhạy cảm với ánh sáng nên hay chớp mắt và đảo mắt, để mắt được hoạt động dần.

Bé đạp: bé sẽ đạp để phản ứng lại các hoạt động bên ngoài như khi nghe nhạc, xem tivi, nghe bố mẹ nói chuyện, tâm sự. Đây là cách để bé yêu giao tiếp và tương tác với mọi người.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự phát triển thai nhi tuần 38 ra sao? Cách giảm khó chịu cho mẹ bầu

Sự phát triển thai nhi tuần 37 ra sao? Mẹ cần khám gì?

Sự phát triển thai nhi tuần 39 và những lời khuyên dành cho mẹ